“Thỏa thuận này không chỉ là một chính sách đối ngoại, nó còn mang lại lợi ích cho mọi người trên khắp Vương quốc Anh và hơn thế nữa, bằng cách hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng để xây dựng nên một liên minh dựa trên các giá trị và lợi ích chung”, tờ Sunday Telegraph trích lời Ngoại trưởng Truss.
"Chúng tôi sẽ cùng hợp tác về một loạt các công nghệ tiên tiến nhất, từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, cho tới trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Điều này cho thấy chúng tôi sẵn sàng hành động cứng rắn trong việc bảo vệ lợi ích của mình và đối phó với các hành vi không phù hợp với luật quốc tế và động thái ác ý".
Bà Truss nói thêm, việc ký thỏa thuận AUKUS cũng là cam kết của Anh đối với việc bảo vệ an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Vào ngày 15/9 trước đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố cùng ký kết thỏa thuận an ninh – quốc phòng AUKUS. Lãnh đạo ba nước cho biết việc này nhằm mục đích đảm bảo các lợi ích chung của 3 nước ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và bảo vệ an ninh, ổn định ở khu vực này.
Theo thỏa thuận, Anh và Mỹ cam kết cung cấp cho Australia công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Sau khi AUKUS được công bố, Pháp bày tỏ phẫn nộ trước việc Australia hủy bỏ đơn đặt hàng trị giá hàng tỷ USD cho tàu ngầm của Pháp để có được thỏa thuận thay thế với Anh và Mỹ. Đồng thời, thỏa thuận cũng khiến Trung Quốc bất bình.
Bình luận